GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

7 điều cần biết về thiết kế cho nhà có con nhỏ vui chơi an toàn

Những điều gì cần xem xét khi thiết kế cho nhà có con nhỏ để đảm bảo rằng con yêu của bạn có thể vui chơi thoải mái mà không gặp nguy hiểm? Cùng tìm hiểu 7 lời khuyên hữu ích sau đây!

Đã bao giờ bạn tự hỏi về những yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi thiết kế cho nhà có con nhỏ chưa? Thực tế, đây là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh. 

Dưới đây là 7 điều các bố mẹ cần biết để có thể tạo ra một môi trường an toàn cùng không gian sống tuyệt vời cho các thành viên nhí trong gia đình.

Vấn đề gặp phải khi thiết kế nhà có con nhỏ là gì?

Khi thiết kế nhà có con nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn em bé chưa thể tự lập hoặc tự chăm sóc bản thân, cần sự quan tâm và chú ý đặc biệt từ ba mẹ. Trong giai đoạn này, các bé thường:

  • Hiếu động, năng động nên dễ bị chấn thương, té ngã
  • Cần một không gian vui chơi, học tập
  • Có thể ngủ riêng hoặc ngủ chung với ba mẹ
  • Tò mò nên có thể gặp nguy hiểm ở những khu vực như bếp, cầu thang

Không chỉ vậy, một gia đình có thể đối diện với vô vàn tình huống và yêu cầu đa dạng khác nhau khi thiết kế ngôi nhà để phục vụ cho con nhỏ. Gia đình có thể là một hoặc nhiều bé và mỗi đứa bé lại ở trong các giai đoạn phát triển khác nhau như sơ sinh, tập đi, mầm non và tiểu học.

Ngoài ra, cảnh sống cùng với ông bà hoặc sống riêng cũng tạo ra những yêu cầu thiết kế riêng biệt. Với những đa dạng này, nhu cầu của ba mẹ thường là:

  • An toàn cho các bé
  • Ba mẹ làm việc hoặc nấu nướng vẫn quan sát các bé
  • Tạo không gian chung và riêng tư hài hòa
  • Thiết kế phải có không gian học tập thích hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các bé.
Vấn đề an toàn luôn được đề cao trong thiết kế nhà có con nhỏ
Vấn đề an toàn luôn được đề cao trong thiết kế nhà có con nhỏ

7 điều lưu ý khi thiết kế nhà có con nhỏ

Thiết kế ban công cần lưu ý gì?

Thiết kế ban công an toàn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho các bé trong gia đình có con nhỏ. Các điểm cần lưu ý bao gồm:

  • Chiều cao ban công tối thiểu phải từ 0,9m-1,2m trở lên để đảm bảo trẻ không trèo qua được.
  • Khoảng cách các nan của lan can không quá 10cm để đảm bảo không đút lọt quả cầu.
  • Các biện pháp bổ sung khác như lắp đặt lưới an toàn, sử dụng các loại cây xanh để che chắn. Tránh để những vật dễ rơi hoặc gây nguy hiểm trên ban công.
Lan can tiêu chuẩn an toàn phải cao từ 0.9m đến 1.2m trở lên
Lan can tiêu chuẩn an toàn phải cao từ 0.9m đến 1.2m trở lên
Lan can bố trí thêm các loại cây xanh vừa đẹp vừa đảm bảo an toàn cho trẻ
Lan can bố trí thêm các loại cây xanh vừa đẹp vừa đảm bảo an toàn cho trẻ

Thiết kế cầu thang như thế nào?

Cầu thang cần được thiết kế chắc chắn và dễ đi lại cho trẻ nhỏ. Để đảm bảo yếu tố này, bạn nên lưu ý các chi tiết sau:

  • Nên chọn loại cầu thang có bậc rộng và dày, có lan can với tay vịn vững chắc như các loại cầu thang gỗ, sắt hoặc bê tông.
  • Kích thước cầu thang, khoảng cách bậc cầu thang không quá 20cm để cầu thang không bị dốc, trẻ không bị vấp khi đi lại.
  • Khoảng cách các nan của lan can cầu thang không quá 10cm để tránh trẻ bị kẹt đầu hoặc ngã qua lan can.
Mẫu cầu thang gỗ vừa thẩm mỹ vừa an toàn đối với trẻ
Mẫu cầu thang gỗ vừa thẩm mỹ vừa an toàn đối với trẻ
Cầu thang thiết kế tay vịn, các nan khoảng cách dưới 10cm
Cầu thang thiết kế tay vịn, các nan khoảng cách dưới 10cm

Chọn vật liệu xây dựng, nội thất phù hợp ra sao? 

Việc lựa chọn vật liệu xây dựng và nội thất là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế nhà cho gia đình có con nhỏ. Để đảm bảo an toàn và tạo môi trường thích hợp cho các bé, dưới đây là những điểm bố mẹ cần biết:

  • Nên chọn các loại nội thất và vật liệu phù hợp cho nhà có con nhỏ như gỗ tự nhiên, sắt uốn, kính cường lực, cao su, vải cotton….
  • Tránh sử dụng các loại vật liệu có góc cạnh sắc hoặc nhọn, dễ vỡ.
  • Sàn nhà nên làm bằng gỗ hoặc sàn nhựa để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hạn chế bậc tam cấp hoặc các chướng ngại vật trên sàn nhà.
  • Cửa nên chọn loại có khóa an toàn, có tay nắm cao hoặc có móc treo để tránh con mở ra hoặc bị kẹt tay. Nếu được nên lắp đặt các loại cửa tự động hoặc có cảm biến.
  • Tránh sử dụng cửa gương vì trẻ nhỏ có thể va vào và gây chấn thương.
  • Lựa chọn đồ nội thất ít bám bụi bẩn nhiều, dễ vệ sinh để đảm bảo không khí trong nhà luôn sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
  • Ưu tiên sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, không gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Phòng chức năng được bố trí gần phòng khách và bố mẹ dễ dàng
Phòng chức năng được bố trí gần phòng khách và bố mẹ dễ dàng
Nội thất thiết kế đơn giản đáp ứng tiêu chí an toàn, thân thiện với trẻ em
Nội thất thiết kế đơn giản đáp ứng tiêu chí an toàn, thân thiện với trẻ em
Bố trí không gian phòng khách đơn giản, tiện nghi
Bố trí không gian phòng khách đơn giản, tiện nghi

Thiết kế phòng ngủ cho con nhỏ lưu ý điều gì?

Khi thiết kế phòng ngủ cho con nhỏ bạn cần đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ, an toàn và phù hợp với tuổi của con. Để thực hiện được điều này, có những điều bố mẹ cần lưu ý đó là:

  • Chọn màu sắc, đồ nội thất, đồ chơi, đèn chiếu sáng, rèm cửa… phù hợp với sở thích và nhu cầu của con. Chọn những màu sắc tươi sáng, sinh động, kích thích trí não và sáng tạo cho từng độ tuổi khác nhau. Đồng thời trang trí thêm bằng những hình ảnh, đồ chơi, sách vở mà bé yêu thích.
  • Đồ nội thất như giường, tủ đựng đồ, bàn học… nên chọn theo tỷ lệ phù hợp với chiều cao, dáng người của trẻ.
  • Hạn chế để những vật dễ gây nguy hiểm nào trong phòng ngủ của con như dao kéo, thuốc men, dây điện, ổ cắm điện,… Nên lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cửa an toàn, rào chắn, ổ cắm điện an toàn, khóa cửa…
  • Nếu có nhiều con nhỏ ở độ tuổi khác nhau, bạn có thể sắp xếp chung phòng hoặc riêng phòng tùy theo diện tích và khả năng của gia đình. Khi sắp xếp chung phòng, sử dụng các loại giường tầng hoặc giường kép để tiết kiệm không gian. Còn nếu ở riêng, thiết kế theo sở thích và tính cách của từng bé.
Phòng ngủ đẹp, tiện nghi với mẫu giường tầng an toàn cho trẻ
Phòng ngủ đẹp, tiện nghi với mẫu giường tầng an toàn cho trẻ
 Tối ưu công năng, tiết kiệm diện tích với tủ sách kết hợp bàn học
Tối ưu công năng, tiết kiệm diện tích với tủ sách kết hợp bàn học

Thiết kế nhà vệ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?

Phòng vệ sinh cần sạch sẽ, khô ráo, an toàn và dễ sử dụng cho con. Do đó, một số vấn đề đặt ra như sau:

  • Chiều cao lắp đặt các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bồn rửa mặt, vòi nước…cần phù hợp với chiều cao của con. Có thể sử dụng các loại bồn cầu mini hoặc bồn rửa mặt treo tường để tiết kiệm không gian.
  • Gạch lát sàn nên chọn các loại có độ ma sát cao, không trơn trượt khi ướt chẳng hạn như gạch men hoặc gạch granite.
  • Đảm bảo cửa và cửa sổ trong phòng vệ sinh có khóa an toàn để trẻ không thể mở một cách đột ngột. Hạn chế việc trẻ tiếp cận cửa sổ để tránh nguy cơ rơi từ độ cao.
  • Lựa chọn vật liệu và thiết kế sao cho trẻ không thể bị kẹt tay, ngón chân hoặc các phần cơ thể khác trong các kẽ hở hoặc các phần đối lập nhau.
Bố trí nhà vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng
Bố trí nhà vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng
Mẫu nhà tắm đẹp đầy đủ tiện ích sử dụng cho nhà có con nhỏ
Mẫu nhà tắm đẹp đầy đủ tiện ích sử dụng cho nhà có con nhỏ
Kiểu nhà tắm vách ngăn chống văng nước ra sàn an toàn cho trẻ
Kiểu nhà tắm vách ngăn chống văng nước ra sàn an toàn cho trẻ

Làm nhà bếp cho nhà có con nhỏ cần chú ý những gì?

Khi thiết kế và làm nhà bếp cho nhà có con nhỏ, an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Dưới đây là những điều cần lưu ý để tạo một không gian bếp sạch sẽ, an toàn và tiện ích cho cả gia đình:

  • Nên lắp đặt các thiết bị bếp như bếp ga, bếp điện, lò vi sóng… ở vị trí cao hoặc xa tầm tay của trẻ.
  • Lắp đặt cửa ngăn vào các tủ để trẻ không thể tiếp cận vào những vật dụng dễ gây nguy hiểm như dao kéo, đồ nấu nướng, hay hóa chất. Sử dụng khóa tủ để tránh trẻ mở các tủ trong bếp.
  • Thiết kế liên thông hoặc một vách kính chia cách sẽ giúp bạn thấy được con trong khi đang làm việc.
  • Sử dụng bảo vệ ổ cắm điện để trẻ không thể cắm hoặc rút ổ cắm một cách dễ dàng, tránh nguy cơ điện giật.
  • Tránh để dao kéo, bật lửa, thuốc tẩy rửa và các vật dụng nguy hiểm khác trong tầm tay của trẻ. Đặt chúng ở nơi cao hoặc khóa kín để trẻ không thể tiếp cận.
Bếp bên cạnh phòng khách dễ dàng quan sát trẻ mọi lúc
Bếp bên cạnh phòng khách dễ dàng quan sát trẻ mọi lúc
Mẫu bếp đơn giản với các tủ lưu trữ đồ tránh xa tầm tay trẻ
Mẫu bếp đơn giản với các tủ lưu trữ đồ tránh xa tầm tay trẻ

Có cần thiết kế khu vui chơi cho nhà có con nhỏ?

Việc thiết kế khu vui chơi cho nhà có con nhỏ không chỉ mang lại niềm vui và hứng thú cho trẻ mà còn giúp phát triển tư duy, thể chất. Đồng thời tạo môi trường an toàn để trẻ thỏa sức khám phá.

Tùy theo không gian và điều kiện gia đình mà quyết định có nên thiết kế khu vui chơi hay không. Nếu có đủ diện tích thì xây một khu vui chơi tại nhà là rất lý tưởng và lưu ý một vài gạch đầu dòng sau:

  • Thiết kế nhà có khu vui chơi thì cần sáng sủa, an toàn và phù hợp với sở thích của con.
  • Chọn những màu sắc tươi vui, hài hòa, kết hợp với những đồ chơi giáo dục, thú vị, phát triển trí tuệ và thể chất của bé. Tuy nhiên, cần phù hợp với độ tuổi và sở thích của con, có thể thay đổi theo giai đoạn phát triển của bé.
  • Bố trí ở nơi dễ dàng quan sát và can thiệp khi cần. Bạn có thể xây khu vui chơi ở phòng khách, phòng ngủ, ban công hoặc sân thượng tùy theo không gian nhà ở. Nhưng diện tích cần đủ để trẻ có thể chơi đùa thoải mái mà không gây cảm giác chật chội.
  • Nên lắp đặt các thiết bị an toàn như lót sàn, bảo vệ góc cạnh, khóa cửa,… và không để những vật nguy hiểm.
Tận dụng khoảng không gian nhỏ thiết kế khu vui chơi an toàn cho trẻ
Tận dụng khoảng không gian nhỏ thiết kế khu vui chơi an toàn cho trẻ
Bố trí phòng vui chơi cho trẻ với các đồ dùng thân thiện
Bố trí phòng vui chơi cho trẻ với các đồ dùng thân thiện
Thiết kế vừa là phòng vui chơi vừa là phòng đọc sách cho các bé
Thiết kế vừa là phòng vui chơi vừa là phòng đọc sách cho các bé
Đánh giá bài viết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh
9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh

Tại các thành phố lớn như Tp.HCM và Bình Dương, nơi khói bụi và tiếng ồn luôn hiện hữu, nhu...

Xem chi tiết
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích

LE VAN GROUP chia sẻ 10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu hóa diện tích. Xây...

Xem chi tiết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết

Bạn đang phân vân chọn vật liệu ốp tường phòng bếp sao cho đẹp, bền và tiện dụng? Khám phá...

Xem chi tiết

2780 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất