GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

Thiết kế nhà cho người lớn tuổi đảm bảo thoải mái và an toàn

Làm thế nào để làm nhà ở cho người lớn tuổi đảm bảo thoải mái và an toàn nhất? Cùng tìm hiểu một số lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà cho người lớn tuổi như sau.

Khi xây dựng các công trình nhà ở, cần thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, mang đến không gian sống tốt nhất cho mọi thành viên. Người lớn tuổi có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, suy giảm trí nhớ và thị lực, khó ngủ cũng như dễ mệt mỏi khi thời tiết thay đổi. Do đó, việc thiết kế nhà ở cho người già cần đảm bảo tính an toàn và thoải mái tối đa. 

Đối với các thiết kế nhà cho người lớn tuổi, đơn vị thi công nên lưu ý những điểm gì để đảm bảo nhà ở thuận tiện và an toàn tối đa? Cùng tìm hiểu một số thông tin hữu ích, giúp giải đáp câu hỏi trên qua bài viết sau.

Cần thiết kế nhà ở đảm bảo an toàn và tiện nghi
Cần thiết kế nhà ở đảm bảo an toàn và tiện nghi

7 lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà an toàn cho người lớn tuổi yên tâm sử dụng

Thiết kế nhà cho người lớn tuổi cần đề cao sự an toàn, thuận tiện để người già có thể tự chăm sóc bản thân và sinh hoạt dễ dàng. Để mang đến nhà ở có chất lượng tốt và phù hợp cho người dùng, cần chú ý 7 lưu ý – tương ứng với giải đáp 7 câu hỏi dưới đây.

Thiết kế nhà không gian mở có phù hợp cho người lớn tuổi?

Nhà không gian mở sở hữu thiết kế có thể kết nối trực quan giữa các khu vực khác nhau trong căn nhà. Như vậy, các bức tường ngăn phòng sẽ được hạn chế tối đa, mang đến không gian cực rộng rãi và thoải mái để người già di chuyển. Ngoài ra, với các căn nhà có diện tích khiêm tốn thì việc làm nhà không gian mở cũng giúp hạn chế cảm giác bí bách, chật chội.

Nhà ở có không gian mở thoải mái, rộng rãi cho người cao tuổi
Nhà ở có không gian mở thoải mái, rộng rãi cho người cao tuổi

Các thiết kế phòng có không gian mở để tăng không gian sống cho người lớn tuổi có thể kể đến như:

  • Hành lang đi lại nên được thiết kế tối giản, rộng rãi để di chuyển. Nên hạn chế các vật trang trí, nội thất có chân tại hành lang để tránh vướng víu.
  • Nên bố trí các phòng chức năng như phòng bếp, phòng tắm, … ở cùng 1 tầng để người cao tuổi tiện đi lại.
  • Tận dụng các đồ nội thất như tủ đứng, giá sách.. để làm vật ngăn cách và tạo nên các không gian chức năng riêng sẽ làm giảm cảm giác bí bách, mở rộng không gian.
  • Cửa sổ, cửa ra vào có thể sử dụng cửa kính kết hợp rèm vừa giúp mở rộng không gian vừa tăng tính thẩm mỹ. Có thể cân nhắc các thiết kế cửa trượt vừa thuận tiện, vừa tiết kiệm không gian.
  • Thiết kế thêm các không gian thư giãn như sân vườn, ban công… tạo cảm giác gần gũi và thân thiện.
Bố cục không gian mở thuận tiện 
Bố cục không gian mở thuận tiện

Cách thiết kế ánh sáng trong nhà để tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi?

Khi thiết kế nhà cho người lớn tuổi cũng cần lưu ý đến điều kiện ánh sáng không gian. Nhiều người cao tuổi bị suy giảm thị lực nên sẽ khó sinh hoạt trong điều kiện thiếu sáng, dẫn đến một số tai nạn. Do đó, thiết kế phòng thoáng đãng và có đủ ánh sáng rất quan trọng.

Do đó, nên thiết kế nhà thoáng đãng và có ánh sáng tự nhiên sẽ giúp người lớn tuổi có tinh thần tốt hơn và sinh hoạt thuận tiện hơn. Thiết kế nên sở hữu các cửa sổ lớn, có thể thiết kế thêm tường kính để tận dụng ánh sáng mặt trời tối đa. Ngoài ra, nên thiết kế thêm các hệ thống thông gió để không khí luôn trong lành và thoải mái.

Các phòng ở nên được bố trí đầy đủ đèn chiếu sáng, công tắc nằm ở vị trí thuận lợi để tiện bật tắt đèn. Đối với hành lang, một số loại đèn chiếu sáng cảm biến sẽ là giải pháp tối ưu và an toàn cho cả trẻ nhỏ và người già.

Phòng có đủ ánh sáng để tránh gây tai nạn
Phòng có đủ ánh sáng để tránh gây tai nạn

Thiết kế sàn thế nào để đảm bảo an toàn cho người già sinh hoạt?

Một yếu tố dễ bị bỏ qua khi thiết kế nhà cho người lớn tuổi là việc lựa chọn sàn nhà an toàn và phù hợp. Người già có sức khỏe yếu, có thể mắc một số bệnh về xương khớp nên các thiết kế sàn trơn khá rủi ro, có thể khiến người già trượt ngã, nhất là khi sàn nhà còn ướt. 

Do đó, khi lựa chọn vật liệu lát sàn, dù với sàn gỗ hay gạch, nên chọn vật liệu có độ ma sát cao, giảm sự trơn trượt trên bề mặt. Ngoài ra, một giải pháp giúp hạn chế việc vấp ngã là thiết kế thêm các tay vịn dọc tường để giữ an toàn. Để đảm bảo về mặt thẩm mỹ, có thể thiết kế ngụy trang tay vịn như một phần tủ gỗ, lớp sơn trang trí… 

Tránh các loại sàn trơn trượt
Tránh các loại sàn trơn trượt

Cách thiết kế phòng ngủ thoải mái và ấm áp cho người lớn tuổi? 

Người già thường có giấc ngủ không sâu, dễ thức giấc nên thiết kế cũng như bố trí nội thất phòng ngủ cho người lớn tuổi rất quan trọng. Một số yếu tố quan trọng hàng đầu cần lưu ý khi thiết kế phòng ngủ có thể kể đến như:

  • Vị trí phòng ngủ: nên đặt phòng tại những nơi yên tĩnh, tránh khu vực đường ống nước, nhà vệ sinh, cầu thang… để các âm thanh lớn ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ngoài ra, nên đặt phòng ngủ tại những tầng thấp để tránh việc người cao tuổi phải di chuyển nhiều.
  • Thiết kế phòng ngủ: Thiết kế phòng nên ưu tiên sự tối giản, màu sắc hài hòa dễ chịu để tránh các ảnh hưởng về mặt sức khỏe và tâm lý. Ngoài ra, nên xây dựng hệ thống chiếu sáng hợp lý, ánh sáng vừa đủ để nhìn rõ mọi thứ khi di chuyển. Ngoài ra, không nên lắp cửa kính cho phòng ngủ người già bởi chúng dễ phản sáng gây mỏi mắt, chói mắt… khiến người cao tuổi không thể ngủ yên.
  • Nội thất phòng ngủ: Nội thất phòng ngủ nên đề cao sự đơn giản và tinh tế, hạn chế đặt quá nhiều đồ. Một lưu ý khi trang trí nội thất cho phòng ngủ người lớn tuổi là không nên đặt các đồ vật kích thước lớn như tủ quần áo ở vị trí đầu giường, mang đến cảm giác bí bách và nặng nề. Ngoài ra, để thuận tiện khi người già thức dậy vào ban đêm, nên đặt đèn ngủ có ánh sáng phù hợp tại vị trí đầu giường.
Lưu ý về vị trí, thiết kế và nội thất phòng ngủ cho người già
Lưu ý về vị trí, thiết kế và nội thất phòng ngủ cho người già

Cách thiết kế phòng vệ sinh, phòng tắm tiện lợi cho người lớn tuổi?

Phòng tắm và nhà vệ sinh là nơi dễ xảy ra tai nạn do không gian ẩm ướt và khá trơn, có thể gây ra những tai nạn cho người già. Do đó, khi thiết kế phòng vệ sinh cũng như phòng tắm cho người già, nên tích hợp một số tiện ích như sau:

  • Sử dụng gạch lát có tính ma sát cao do sàn phòng tắm thường xuyên ẩm ướt, dễ trơn trượt.
  • Thiết bị vệ sinh nên được để ở vị trí không quá cao gây bất tiện cho người già khi lấy đồ.
  • Nên lắp thêm các loại tay vịn có thể chịu lực tốt để giúp người già di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.
  • Có thể lắp thêm các hệ thống báo động để báo cho gia đình khi có sự cố hoặc khi cần sự trợ giúp từ các thành viên khác trong gia đình.
Thiết kế phòng vệ sinh và phòng tắm tiện lợi, an toàn
Thiết kế phòng vệ sinh và phòng tắm tiện lợi, an toàn

Thiết kế nhà bếp tiện dụng và an toàn cho người lớn tuổi? 

Nhà bếp là nơi sum họp ấm cúng của cả gia đình. Do đó, nên chú ý thiết kế tiện nghi và thoải mái nhất cho các thành viên và đặc biệt là người lớn tuổi. Trong trường hợp người cao tuổi đang sống một mình hay sống với người thân thì nhà bếp cũng cần đáp ứng một số tiêu chí như:

  • Không gian bếp thông thoáng, lối đi rộng rãi (ít nhất khoảng 1.2m) để tiện di chuyển.
  • Khu vực lưu trữ thức ăn, chế biến và dọn rửa nên được sắp xếp theo hình tam giác là bố cục khoa học, đảm bảo sự thuận tiện.
  • Phòng bếp cần có ánh sáng tốt và hệ thống thông gió, khử mùi đầy đủ, tránh để người già nấu nướng trong không gian kín, ngột ngạt.
  • Phòng bếp cũng là nơi chứa nhiều đồ đạc, do đó nội thất như bàn ghế ăn hạn chế góc cạnh.
Thiết kế không gian nhà bếp ấm cúng, tiện nghi
Thiết kế không gian nhà bếp ấm cúng, tiện nghi

Không gian thư giãn, nghỉ ngơi nên được thiết kế thế nào?

Ngoài những phòng chức năng có tính chất thiết yếu được đề cập như trên, nên xây dựng thêm các không gian thư giãn và nghỉ ngơi cho người già. 

Thiết kế không gian thư giãn có cần thiết hay không?

Người cao tuổi thường có nhiều thời gian nên việc đầu tư vào các không gian thư giãn trong nhà là rất quan trọng. Không gian thư giãn hiệu quả sẽ giúp người cao tuổi có tâm lý thoải mái và vui vẻ hơn. Ngoài ra, người già có nhiều thời gian rảnh rỗi có thể trồng hoa, chơi cờ, trồng rau… để giải trí. Nhất là trong các trường hợp người già không sống cùng gia đình, việc thiết kế không gian này rất cần thiết.

Không gian nghỉ ngơi, thư giãn để tâm lý thoải mái hơn
Không gian nghỉ ngơi, thư giãn để tâm lý thoải mái hơn

Các thiết kế không gian giúp người già thư giãn hiệu quả

Một số không gian giúp người già thư giãn hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần có thể kể đến như:

  • Thiết kế các loại sân vườn bao quanh nhà để người già có thể trồng rau, trồng hoa, chơi cờ, nuôi chim,.. Không gian thiên nhiên sẽ mang đến thời gian thư giãn thoải mái, hạn 
  • Thiết kế không gian thờ cúng, tụng kinh,.. để đáp ứng các nhu cầu tâm linh của người lớn tuổi. Như vậy, người cao tuổi sẽ cảm thấy bình an và mạnh khỏe hơn.
Không gian thư giãn, thờ cúng 
Không gian thư giãn, thờ cúng

Bài viết trên tổng hợp một số lưu ý khi thiết kế nhà cho người lớn tuổi để mang đến không gian sống thoải mái, tiện nghi và an toàn cho người lớn tuổi. Công ty CP Xây dựng Lê Văn là đơn vị thiết kế và thi công nhà ở có năng lực nổi bật, mang đến những thiết kế đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Để tìm đơn vị tư vấn và thiết kế nhà cho người lớn tuổi, hãy liên hệ LE VAN GROUP để được tư vấn và báo giá tốt!

Đánh giá bài viết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh
9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh

Tại các thành phố lớn như Tp.HCM và Bình Dương, nơi khói bụi và tiếng ồn luôn hiện hữu, nhu...

Xem chi tiết
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích

LE VAN GROUP chia sẻ 10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu hóa diện tích. Xây...

Xem chi tiết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết

Bạn đang phân vân chọn vật liệu ốp tường phòng bếp sao cho đẹp, bền và tiện dụng? Khám phá...

Xem chi tiết

2780 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất