GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

Nguyên nhân tường nhà bị nứt và giải pháp tối ưu nhất

Tường nhà bị nứt là hiện tượng thường gặp đối với các công trình xây dựng chịu lực bằng bê tông cốt thép. Vậy nguyên nhân vì sao tường nhà bị nứt, giải pháp nào tối ưu nhất? Hãy cùng LE VAN GROUP đi tìm câu trả lời qua các thông tin được tổng hợp dưới đây!

Xem thêm: Vai trò của tường nhà trong xây dựng

Tường nhà bị nứt, nguyên nhân do đâu?

Tường nhà bị nứt

Như chúng tôi đã nói ở trên, tường nhà bị nứt là hiện tượng thường thấy với các công trình xây dựng chịu lực bằng bê tông cốt thép. Trong các công trình xây nhà dân dụng, 10 căn thì có 6, 7 căn nhà gặp phải trường hợp nứt tường này. Tường nứt vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình vừa ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của nhà ở. Vậy nên, cần biết các hiện tượng vết nứt để tìm ra nguyên nhân rồi xác định giải pháp tối ưu nhất.

– Như vậy, tường nhà bị nứt nguyên nhân do đâu?

Thứ nhất: Ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ thay đổi bất thường

Tường nhà bị nứt

Tường nhà bị nứt, rạn mà một trong những nguyên nhân thường thấy là do sự thay đổi nhiệt độ liên tục của thời tiết và khí hậu xung quanh. Thời tiết, môi trường hay mưa, ẩm ướt ảnh hưởng không nhỏ đến tường nhà. Suy cho cùng, tường bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với mưa, gió. Tường ẩm hoặc quá nóng, thời tiết hết nóng rồi lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng co ngót, rạn nứt.

Đây là vấn đề thường thấy ở những ngôi nhà xây dựng từ lâu, xuống cấp hoặc được xây trong khu vực thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch nhiều.

Thứ hai: Kỹ thuật thi công kém cũng khiến tường nứt

Kỹ thuật sơn tường hoàn thiện chưa được tốt, tay nghề của thợ còn non cũng là một trong những nguyên nhân gây nứt, rạn tường. Trong quá trình trộn vữa trát tường, tỉ lệ trộn không đạt yêu cầu, kỹ thuật trộn vữa trát, trát lên tường không đều tay, nói chung là mặt kỹ thuật xây tường không ổn định cũng là lý do chính khiến tường nhà bị nứt, rạn.

Thứ ba: Nền móng bị lún cũng là nguyên nhân khiến tường nứt

Kết cấu nền móng không đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tải trọng trong xây dựng khiến cho nền móng bị lún. Mà nền móng bị lún là một trong các nguyên nhân chính khiến cho tường nhà bị nứt. Các vết nứt do nền móng thường xuất hiện ở gần mép cửa sổ. 

Thứ tư: Xây trên nền đất yếu khiến tường nứt

Nứt tường trong nhà do xây dựng trên nền đất yếu cũng là một trong những nguyên nhân, vì đất yếu dẫn đến sự không ổn định trong khi đó ngôi nhà được xây dựng với tải trọng lớn.

Thứ năm: Sử dụng vật tư không chất lượng

Lý do có thể vì gia chủ muốn tiết kiệm chi phí xây nhà hoặc mua phải của bên cung cấp vật liệu xây dựng không đáng tin cậy.

Thứ sáu: Hàng xóm xây nhà có thể gây nứt tường nhà

Nứt tường có thể do nhiều nguyên nhân, vì thế đừng vội kết luận do hàng xóm xây nhà mà gây mất tình cảm.

Cần theo dõi những vết nứt có từ khi nào. Nếu tình trạng nứt tường xuất hiện sau khi hàng xóm thực hiện đào móng, ép cọc thì đó là vì quá trình này đã gây ra lực chèn ép lên các móng nhà liền kề.

Hậu quả lớn nhất khi xảy ra nứt tường là gì?

Nứt tường không phải là nguyên nhân mà là biểu hiện của một ngôi nhà đang gặp vấn đề.

Hậu quả lớn nhất khi xảy ra nứt tường là căn nhà sẽ bị đứt gãy gây mất an toàn cho người sống bên trong, nặng hơn là sập nhà.

Tường nhà bị nứt, giải pháp nào tối ưu nhất?

Tùy vào hiện tượng nứt, nguyên nhân mà chọn giải pháp phù hợp nhất.

Đối với các vết nứt nhỏ

Đối với những vết nứt nhỏ, nguyên nhân là do trộn vữa trát không đều, sơn nhà quá mỏng. Trong trường hợp này, thợ chỉ cần đục lớp vữa cũ ra theo chiều dọc của vết nứt, tưới nước để cho tường đủ ẩm. Sau đó dùng keo chuyên dụng và trát vữa lại tường. Cuối cùng, phủ sơn chống thấm. Trường hợp này rất dễ khắc phục, nhanh gọn lẹ.

Đối với các vết nứt sâu, vết nứt dọc

Nếu hiện tượng tường nhà bị nứt sâu thì chắc chắn nguyên nhân gây ra là do yếu tố kỹ thuật hoặc quy trình xây dựng không chính xác. Hiện tượng nứt tường sâu không chỉ xảy ra ở lớp vữa mà còn ở cả gạch bên trong. Trong trường hợp tường bị các vết nứt sâu như thế này, rất khó xử lý, nhất là khi chủ nhà không có kinh nghiệm trong xây dựng. Tốt nhất, nên tìm thợ xây có kinh nghiệm, có tay nghề sẽ giúp bạn khắc phục vết nứt sâu nhanh, giữ được tính ổn định của công trình, quan trọng là đảm bảo tính thẩm mỹ nhà ở.

Vết nứt tường ở mép cửa sổ

Tường nhà bị nứt

Hiện tượng xuất hiện vết nứt tường nằm ở mép cửa (bao gồm cửa sổ và cửa chính), giải pháp hoàn hảo nhất là đục lấy đà lanh tô, thay vào đó một cây đà có kích thước dài hơn. Chỉ có phương pháp này mới đảm bảo lâu dài, hạn chế các vết nứt lan tràn ở mép cửa sổ hoặc cửa chính. Một số trường hợp, chủ nhà gặp phải hiện tượng này chỉ trám vữa vào vết nứt, cách này được nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, sau đó tiếp tục rạn nứt. Do đó, nên áp dụng giải pháp thay lanh tô có kích thước dài hơn để tránh rạn tường.

Hãy chấm dứt tình trạng nhà xuống cấp ngay hôm nay! Đội ngũ chuyên gia của LE VAN GROUP sẵn sàng để giúp bạn sửa chữa và tạo lại ngôi nhà lý tưởng.

Không nên thờ ơ với những vết nứt nhỏ

Nguyên nhân nứt nhà có rất nhiều, do đó khi thấy một vết nứt nhỏ bạn không nên thờ ơ bỏ qua mà nên theo dõi xem có tiếp tục nứt và lan ra hay không.

Khi vết nứt trở nên lớn hơn và sâu hơn, sẽ cho phép nước mưa ngấm vào trong ngôi nhà gây thấm dột, tiếp đến hình thành nấm mốc và các bức tường bong tróc lớp sơn.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh
9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh

Tại các thành phố lớn như Tp.HCM và Bình Dương, nơi khói bụi và tiếng ồn luôn hiện hữu, nhu...

Xem chi tiết
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích

LE VAN GROUP chia sẻ 10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu hóa diện tích. Xây...

Xem chi tiết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết

Bạn đang phân vân chọn vật liệu ốp tường phòng bếp sao cho đẹp, bền và tiện dụng? Khám phá...

Xem chi tiết

2855 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất