GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

Tường nhà là gì? Vai trò của tường trong xây dựng ra sao?

Nói đến tường nhà, ai cũng biết rõ nhưng khái niệm chính xác về tường nhà là gì? Vai trò của tường trong xây dựng ra sao? thì không phải ai cũng trả lời được. Nếu như bạn cũng đang tò mò về vấn đề này, hãy cùng LE VAN GROUP dành 10 phút “ngâm cứu” các thông tin được chọn lọc và tổng hợp dưới đây. Tin rằng, bài viết này sẽ giúp bạn tìm câu trả lời!

Xem thêm: 6 nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt và giải pháp tối ưu

Tường nhà là gì?

Có thể hiểu đơn giản, tường nhà là một trong những bộ phận cấu tạo của một công trình kiến trúc. Tường thẳng đứng, nằm từ nền móng cho đến mái của công trình nhà ở. Tường có nhiều chức năng, quan trọng nhất là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian xây dựng với nhau. Tường cũng đóng vai trò chịu lực trong những dự án chịu lực lớn. Khái quát hơn, tường là “rào chắn” ngăn cách không gian sống của bạn cách biệt với môi trường bên ngoài. Tường là bộ phận cực kỳ quan trọng trong tổng thể của nhà ở.

Tường nhà

Rất nhiều các công trình xây dựng, cụ thể là nhà phố, nhà dân dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thường xảy ra hiện tượng tường bị rạn, nứt. Nếu như không có kinh nghiệm để xử lý nhanh, các vết nứt rất dễ lan rộng, gây ảnh hưởng đến “tuổi thọ” cũng như tính thẩm mỹ chung của công trình. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt, giải pháp nào tốt nhất để giải quyết tường bị nứt? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết kỳ tới, ở bài viết này chúng ta tập trung yếu tố vai trò của tường trong xây dựng.

Vai trò của tường trong xây dựng như thế nào?

Loại tường nhà được sử dụng nhiều nhất ở các công trình nhà phố, nhà ống, nhà dân dụng là tường gạch. Vậy, vai trò chính của tường trong các công trình xây dựng là gì?

– Thứ nhất, tường đóng vai trò giới hạn, phân cách không gian bên ngoài và bên trong, tạo nên không gian chức năng được sử dụng của các phòng, của toàn bộ ngôi nhà. Chẳng hạn như bức tường ngăn cách giữa phòng khách và phòng ngủ, tường ngăn cách phân chia không gian giữa phòng khách và phòng bếp, nhà ăn. Hiện nay, một số công trình dự án nhà có diện tích nhỏ, khi phân chia không gian phòng khách và nhà ăn, hay sử dụng vách ngăn để thay thế, chủ yếu là để tiết kiệm diện tích, trang trí thêm cho không gian.

– Tường là một trong những bộ phận tham gia vào kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Nó giữ chức năng tương tự như một phần kết cấu trong xây dựng nhà cửa. Ngoài ra, tường còn đóng vai trò thể hiện tính thẩm mỹ nổi bật của công trình xây dựng. Các bức tường trong nhà được sơn màu hay tô vôi đẹp đẽ. Một số trường hợp gia chủ còn lựa chọn decor trang trí nội thất tường nhà hoặc sử dụng giấy dán tường, decal dán tường với mục đích khiến cho bức tường “vô hồn” trở nên lộng lẫy, tinh xảo, hiện đại hoặc sang trọng hơn.

Bởi vai trò của tường nhà rất quan trọng nên kỹ thuật xây tường cần được chú ý. Cần đảm bảo nguyên vật liệu, kết cấu, kỹ thuật xây tường bền vững, tạo độ cứng, tính ổn định, tính thẩm mỹ chung cho toàn bộ công trình, đem lại “thành quả” lý tưởng nhất.

Các yêu cầu khi thiết kế và xây dựng tường nhà ra sao?

Các yêu cầu khi thiết kế và xây dựng tường cần được tính toán số liệu chính xác, sai số ở mức thấp nhất. Ở trong kết cấu nhà dân dụng, tường chiếm khoảng 40 – 65% trọng lượng vật liệu hoàn thiện của cả tòa nhà. Nếu xét ở yếu tố chi phí, tường nhà chiếm khoảng 20 – 40% trong tổng thể chi phí xây dựng. Chính vì lẽ đó, việc chọn lựa vật liệu làm tường nhà phải đủ chuyên nghiệp, hợp lý, kết cấu tường đúng cách. Chỉ có như vậy, sau khi hoàn thiện xong công trình mới đem lại ngôi nhà đẹp, bền vững như ý muốn.

Dựa trên vai trò, chức năng của tường nhà, thiết kế và xây dựng tường cần đáp ứng các yêu cầu về cường độ chịu lực, yêu cầu về độ cứng và độ bền của tường, yêu cầu tăng khả năng chịu lực của tường và một số yêu cầu chi tiết về việc chọn vật liệu xây dựng tường.

1. Yêu cầu về cường độ chịu lực

Tường nhà

Yêu cầu về cường độ chịu lực của tường tương đương với chiều dài tường cần đảm bảo chịu được tác động của lực. Trọng lượng bản thân của tường, trọng lượng của sàn và mái truyền từ trên xuống chân tường. Tường phải chịu được lực đẩy ngang của gió, mưa, bão và các chấn động từ bên ngoài, chấn động từ điều kiện thời tiết và cả yếu tố con người.

Nhiều gia chủ không phân biệt được tường chịu lực và tường phân chia không gian, nên mới xảy ra trường hợp nhà 5 tầng bị đổ sập do phá bỏ tường ngăn nhiều năm trước đây.
Dù gia chủ của ngôi nhà 5 tầng đã thuê kiến trúc sư nhưng người kiến trúc sư này chỉ hiểu về kiến trúc mà không biết về kết cấu.

2. Yêu cầu về độ cứng và độ bền chắc của tường

Yêu cầu về độ cứng và độ bền của tường là các vấn đề liên quan đến Mác vật liệu sức chịu tải nền đất cũng như móng tường kết hợp với chiều cao, độ dày và chiều dài của tường nhà. Đồng thời, độ cứng và độ bền của tường nhà còn liên quan đến kỹ thuật thi công, kiểu cách khối xây và mạch vữa, đảm bảo đầy đủ số liệu tính toán của tường nhà.

Nứt tường có thể đến từ đâu? Đọc thêm bài viết của chúng tôi để tìm hiểu về nguyên nhân và cách ngăn ngừa.

3. Yêu cầu tăng khả năng chịu lực của tường

Khả năng chịu lực của tường có thể được tăng cường bằng một số vật liệu xây dựng. Cụ thể như lanh tô, giằng tường, trụ tường. Kết hợp với vật liệu này thật khéo trong thiết kế, thi công xây dựng công trình nhà ở sẽ giúp tường nhà của bạn chịu được lực tốt hơn.

4. Yêu cầu về vật tư xây tường chất lượng

Tường nhà

Yêu cầu về vật liệu xây tường dựa trên nhu cầu sử dụng cũng như quy luật thay đổi nhiệt độ của môi trường, thời tiết để chọn vật liệu có bề dày và cấu tạo phù hợp, tránh trường hợp xây tường bị nứt, gây ra các vết rạn, ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của công trình nhà ở.

  • Chất lượng gạch ảnh hưởng thế nào?
    Gạch quá mỏng, nung không đủ nhiệt, gạch lỗ quá to sẽ chịu lực kém và khi khoan tường để treo lắp đồ vật có thể dẫn tới vỡ lỗ khoan gây mất thẩm mỹ, an toàn.

5. Yêu cầu về chống thấm

Với mùa mưa kéo dài, biến đổi thời tiết nhanh chóng từ nắng chuyển sang mưa trong thời gian ngắn ở các tỉnh miền Nam, thì khả năng chống thấm của tường là một yêu cầu bắt buộc.

Tường nhà chống thấm giúp bảo vệ cấu trúc kéo dài tuổi thọ của ngôi nhà, ngăn ngừa nấm mốc.

6. Yêu cầu về chống nóng, cách nhiệt

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam có mùa hè nóng bức với nhiệt độ có thể vượt qua 35 độ C. Tường nhà chống nóng giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt vào bên trong ngôi nhà, giảm tác động của nhiệt độ cao lên không gian sống.
Bên cạnh đó, điều này giúp giảm việc sử dụng máy điều hòa và tiết kiệm năng lượng.

Ngôi nhà mát mẻ sẽ tạo ra môi trường sống thoải mái và làm giảm căng thẳng lên sức khỏe và tinh thần, đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

 

>>> Tường nhà là gì? Vai trò của tường trong xây dựng như thế nào? Các yêu cầu khi thiết kế và xây dựng tường nhà ra sao? Mong rằng các thông tin mà chúng tôi chọn lọc và tổng hợp trong bài viết ở trên đã giúp ích cho bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về tường.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết
Top 10+ mẫu vật liệu ốp tường phòng bếp đẹp không góc chết

Bạn đang phân vân chọn vật liệu ốp tường phòng bếp sao cho đẹp, bền và tiện dụng? Khám phá...

Xem chi tiết
Nguyên tắc & những lưu ý mà bạn nên biết khi thiết kế giếng trời
Nguyên tắc & những lưu ý mà bạn nên biết khi thiết kế giếng trời

Bạn có đang tìm hiểu cách thiết kế giếng trời trong nhà vừa thẩm mỹ lại đảm bảo an toàn...

Xem chi tiết
30+ Mẫu thiết kế giếng trời cho nhà phố HOT nhất năm 2024
30+ Mẫu thiết kế giếng trời cho nhà phố HOT nhất năm 2024

Thiết kế giếng trời cho nhà phố là một chủ đề đang rất được nhiều gia đình trong các khu...

Xem chi tiết

2594 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất