GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

Các mẫu thiết kế ban công cho nhà phố phong cách tân cổ điển

Những đặc trưng nổi bật của ban công nhà phố phong cách tân cổ điển là gì? LE VAN GROUP giới thiệu đến bạn các mẫu ban công tân cổ điển đẹp, độc đáo 

Phong cách tân cổ điển – Neoclassical Interior bắt đầu được hình thành và phát triển rực rỡ ở khoảng thế kỷ XVIII – XIX. Trong thời gian này, phong cách đã hoàn toàn thống trị mạnh mẽ kiến trúc công trình tại Châu Âu. 

Tân cổ điển chính là sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa phong cách hiện đại và cổ điển trong cả thiết kế nội thất và kiến trúc. Phong cách thiết kế mang đến vẻ đẹp kiểu cổ điển, sang trọng, vĩnh cửu và không kém phần tiện nghi, hiện đại. 

Nhà ở phong cách tân cổ điển, kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển
Nhà ở phong cách tân cổ điển, kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển

Ban công cho nhà phố tân cổ điển là phần kiến trúc thường xuất hiện trong bản thiết kế và thể hiện được rõ những đặc trưng của phong cách. Vai trò của ban công được thể hiện ở cả mặt thẩm mỹ và chức năng:

  • Ban công là nơi để bạn và các thành viên có không gian mở thư giãn, thoải mái để đọc sách, thưởng thức cafe hay có những bữa ăn đầy lãng mạn.
  • Ban công nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà thông qua các cột trụ, lan can mái che được làm từ hoa văn nhẹ nhàng, đẹp mắt.
  • Là nơi phù hợp để kiến tạo không gian xanh với các loại cây hoa, cây leo thả từ trên cao xuống.
  • Tạo không gian tụ họp ngoài trời làm tiệc nướng, trò chuyện.

Vậy thiết kế ban công cho nhà phố phong cách tân cổ điển thế nào? LE VAN GROUP giúp bạn trả lời câu hỏi thông qua nội dung tiếp theo đây. 

Một số mẫu ban công nhà phố tân cổ điển độc đáo

Nhà phố tân cổ điển vẫn là một trong những phong cách thiết kế được nhiều gia đình ưa chuộng trong thời đại hiện nay. Do đó, các mẫu ban công phù hợp cho căn nhà cũng được mọi người tìm kiếm để tham khảo. LE VAN GROUP chia sẻ đến bạn những mẫu đẹp để tham khảo dưới đây:

Mẫu ban công tân cổ điển có và không có mái che
Mẫu ban công tân cổ điển có và không có mái che
Mẫu ban công tân cổ điển kết hợp đèn theo tường
Mẫu ban công tân cổ điển kết hợp đèn theo tường
Lan can ban công tầng hai làm từ đá và tầng ba là chất liệu hợp kim dáng bình hoa
Lan can ban công tầng hai làm từ đá và tầng ba là chất liệu hợp kim dáng bình hoa
Ban công có mái che, phần lan can có khúc thẳng và tròn theo hình dáng của sàn
Ban công có mái che, phần lan can có khúc thẳng và tròn theo hình dáng của sàn
Ban công sử dụng trần làm mái che, lan can sắt hình chữ nhật
Ban công sử dụng trần làm mái che, lan can sắt hình chữ nhật
Ban công kết hợp sử dụng mái che kính và mái trần, họa tiết xoáy làm lan can
Ban công kết hợp sử dụng mái che kính và mái trần, họa tiết xoáy làm lan can
Dáng lá hoa huệ tây chụm lại thành dáng trái tim cho phần lan can ban công
Dáng lá hoa huệ tây chụm lại thành dáng trái tim cho phần lan can ban công
Lá hoa huệ tây cùng họa tiết Thần trong thời kỳ La Mã 
Lá hoa huệ tây cùng họa tiết Thần trong thời kỳ La Mã
Ban công có đèn treo tường, dáng ban công thiết kế hình vòng cung theo dáng sàn
Ban công có đèn treo tường, dáng ban công thiết kế hình vòng cung theo dáng sàn

Những đặc trưng của ban công tân cổ điển là gì?

Ban công tân cổ điển mang đầy đủ những đặc trưng nổi bật nhất của phong cách thiết kế. Những yếu tố này được thể hiện thông qua hình dáng, chất liệu, màu sắc và họa tiết trang trí.

Kích thước và hình dáng

Về kích thước, tùy theo diện tích nhà ở, số tầng, mặt tiền, hướng nhà, vị trí đặt ban công mà kích thước của phần kiến trúc có sự khác nhau để tạo cân đối. Tuy nhiên, các thông số tiêu chuẩn mà bất kỳ ban công nào phải đạt được đó là:

  • Chiều rộng từ 1,2 – 1,5m hoặc lớn hơn.
  • Chiều sâu phổ biến từ 0,8 – 1,2m.
  • Chiều cao an toàn cho lan can là từ 1,1 – 1,2m.
Ban công rộng rãi đặt được ghế mây thư giãn
Ban công rộng rãi đặt được ghế mây thư giãn

Với kích thước các chiều như trên, ban công nhà bạn được dùng với đa dạng mục đích. Điển hình như thư giãn, tiếp khách, trồng cây, làm không gian sinh hoạt chung ngoài trời.

Về hình dáng, ban công của các tầng không bắt buộc phải giống nhau. Tuy nhiên, tổng thể thiết kế phải có sự hài hòa, đối xứng theo một tâm điểm chung. Hình dáng của ban công đa dạng như hình vuông, chữ nhật, tròn, oval, lượn sóng… Đây là những hình thường thấy trong phong cách tân cổ điển. 

Chất liệu và màu sắc

Chất liệu được sử dụng trong ban công phong cách tân cổ điển mang đậm yếu tố cao cấp, sang trọng và lịch lãm. Những vật liệu chủ đạo bao gồm gỗ thịt tự nhiên, gỗ công nghiệp có họa tiết đường vân đẹp, đá, thủy tinh, hợp kim chất lượng. Bạn dễ dàng nhìn được từng chất liệu đặc trưng của phong cách thông qua các bộ phận ban công như sàn, lan can, mái che, họa tiết trang trí. 

Ban công sàn đá sáng màu
Ban công sàn đá sáng màu

Màu sắc chủ đạo trong Neoclassical Interior có sự kết hợp giữa sắc tối và sáng. Những màu tối được ưa chuộng là màu xám, màu đen, màu rêu. Màu sáng sử dụng nhiều hơn cả trong thiết kế là màu kem, màu trắng. 

Cách phối màu phổ biến đó là sử dụng nội thất, đồ vật tông màu tối trên nền sáng. Mục tiêu quan trọng là để tạo điểm nhất cho yếu tố cổ điển và tôn lên vẻ đẹp của đối tượng.

Họa tiết trang trí chủ đạo

Họa tiết trang trí cho ban công thường mang đậm dấu ấn đặc trưng của phong cách tân cổ điển. Đó là hình hoa huệ tây uốn cong, đường gờ, đường diềm… Những hoạt tiết được thiết kế tinh xảo nhưng không quá phức tạp, tỉ mỉ như phong cách gốc. Điều quan trọng cần xem xét khi sáng tạo là đảm bảo sự hài hòa với tổng thể ngôi nhà. 

Ban công tầng hai thiết kế hình chữ nhật, tầng 3 thiết kế hình vòng cung hài hòa với vòm trần
Ban công tầng hai thiết kế hình chữ nhật, tầng 3 thiết kế hình vòng cung hài hòa với vòm trần

Các họa tiết trang trí được xuất hiện trên nhiều bộ phận của ban công như lan can bảo vệ, mái che, các góc ban công. Những dáng lan can được trang trí thường thấy là hình vuông, hình chữ nhật, một phần của hình tròn, hình oval.

Mái che ban công tân cổ điển

Mái che là bộ phận bổ sung cho không gian ban công thêm thoải mái, an toàn và thẩm mỹ. Một số vai trò của phần mái:

Mái che làm từ kính có khung sắt vững chắc
Mái che làm từ kính có khung sắt vững chắc
  • Bảo vệ phần kiến trúc ngôi nhà khỏi tác động trực tiếp của thời tiết và tự nhiên như mưa, nắng, gió, lá cây, quả, côn trùng… Nhờ đó, các chi tiết như sàn, lan can, bàn ghế hay các đồ được bày tại khu vực hạn chế hỏng hóc, han gỉ, mục nát.
  • Tạo bóng mát, giảm cường độ nắng khi hè đến. Nhiệt độ dưới mái che thấp hơn nhiệt trực tiếp từ ánh nắng. Đồng thời, một số mái còn có chức năng chống UV, bảo vệ làn da của bạn.
  • Mở rộng không gian sống nhờ tạo khoảng mở được che chắn tương đối an toàn. Bạn được tự do sáng tạo bằng cách trang trí đèn, quạt, loa… tại đây để thư giãn tốt nhất.
  • Góp phần hoàn thiện thiết kế tổng thể cho công trình nhà phố tân cổ điển.
  • Mái che còn giúp chắn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, bảo vệ nội thất và giảm nhiệt trong không gian. 
  • Khi bạn trồng cây tại đây, mái che giúp làm giảm cường độ nắng, giảm tình trạng cây cháy lá, lụi tàn do nhiệt quá cao.

Khi xây dựng mái xe, bạn lựa chọn những vật liệu phù hợp như:

  • Kính cường lực có pha màu tối như xám, xanh than để giảm cường độ ánh sáng. Đồng thời, kính cần có tính năng chống tia UV vì khí hậu Việt Nam có thời gian nắng cao. 
  • Mái che chất liệu ngói chống nóng có màu tương tự với màu ngói mái nhà hoặc màu sơn tường. 

Sàn ban công tân cổ điển

Chất liệu thường sử dụng cho sàn ban công tân cổ điển là: đá hoa cương, gỗ công nghiệp, vỉ gỗ nhựa lót sàn WPC… Đây là những vật liệu mới, có khả năng chống chọi tốt với các yếu tố nắng, mưa, gió trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, khi lựa chọn vật liệu, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

Sàn gỗ màu xám trắng phù hợp với tông màu trắng của tường và lan can
Sàn gỗ màu xám trắng phù hợp với tông màu trắng của tường và lan can
  • Đá hoa cương là loại có đường vân chống trơn trượt. 
  • Chất liệu dễ dàng vệ sinh bằng nước lau sàn. 
  • Màu sắc của vật liệu thiên về màu sáng để không gian mang đến cảm giác rộng rãi, sáng và sạch.
  • Trong trường hợp sử dụng ban công làm nơi tổ chức tiệc, bạn chọn sàn đá để dễ dàng vệ sinh. Khi bạn muốn tạo không gian thư giãn, hãy chọn chất liệu gỗ để gần gũi với tự nhiên, giúp tinh thần thêm thoải mái.

Đèn và ánh sáng ban công tân cổ điển

Ban công không thể đẹp, dễ chịu khi nơi này quá tối tăm. Do đó, thiết kế đèn và ánh sáng tại vị trí này là điều cần thiết. Những loại đèn phù hợp để bạn lựa chọn là:

Ban công sử dụng đèn treo trần tầng hai và đèn thả tầng ba
Ban công sử dụng đèn treo trần tầng hai và đèn thả tầng ba
  • Đèn treo trần ban công: đa dạng hình dáng như tròn, vuông, hình chữ nhật, dáng cách tân với nhiều hình lồng vào nhau. 
  • Đèn gắn tường ban công dạng lồng đèn đẹp mắt. Bên ngoài đèn có lớp nhựa hoặc kính đặc biệt bảo vệ và có khả năng xuyên sáng tốt.
  • Đèn thả khi ban công có trần hoặc lắp mái che.
  • Đèn nến đặt bàn hoặc đặt tại kệ gắn cố định ngoài ban công. 
  • Màu sắc của đèn ngoài ban công thường có màu nhẹ nhàng hoặc có nhiều cấp độ như sáng cường độ cao (sáng chói), sáng dịu nhẹ.

Ban công nhà phố phong cách tân cổ điển có những đặc trưng riêng về hình dáng, chất liệu, màu sắc và họa tiết trang trí. Do đó, khi bạn lựa chọn thiết kế theo kiểu tân cổ điển, hãy chú trọng đến các yếu tố quan trọng này để đảm bảo sự thống nhất về tổng thể. LE VAN GROUP là đơn vị tư vấn, thi công nhà ở trọn gói chuyên nghiệp. Khi bạn có bất kỳ câu hỏi gì về nhà ở, hãy liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển đẹp không góc chết
Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng tân cổ điển đẹp không góc chết

Biệt thự tân cổ điển là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ điển và sự tiện nghi...

Xem chi tiết
Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng sân vườn hiện đại 2024
Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng sân vườn hiện đại 2024

Mẫu biệt thự 2 tầng sân vườn hiện đại sẽ mang đến không gian rộng rãi và thư giãn đến...

Xem chi tiết
Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại sang trọng và đẳng cấp
Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng hiện đại sang trọng và đẳng cấp

Bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà hiện đại, tinh tế và đầy đủ tiện nghi? Vậy đã bao giờ...

Xem chi tiết

3582 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất