GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

NHÀ XƯỞNG VÀ CÁC LOẠI NHÀ XƯỞNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Xây dựng nhà xưởng là một trong những vấn đề được nhà đầu tư quan tâm sâu sắc. Việc định nghĩa chính xác về khái niệm nhà xưởng cùng với cách phân loại sẽ góp phần giúp doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng nhà xưởng chọn được hướng đi tốt nhất cho quá trình triển khai thi công.

Nhà xưởng là gì?

Nhà xưởng (hay còn gọi là nhà máy hoặc nhà công nghiệp) là khoảng không gian rộng lớn hơn nhiều lần so với các cửa hàng, văn phòng hay công ty. Đây cũng là nơi tập trung những vật dụng, nhân lực cho sản xuất, bảo quản và vận chuyển thành phẩm của các doanh nghiệp.

Nhà máy với không gian rộng lớn chứa các nguyên vật liệu, máy móc...

Nhà máy với không gian rộng lớn chứa các nguyên vật liệu, máy móc…

Các loại nhà xưởng phổ biến hiện nay

Tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp sẽ có nhiều loại hình nhà máy khác nhau. LE VAN GROUP đã tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin và nhận thấy có các cách phân chia sau:

Theo vật liệu xây dựng

Để xây dựng nhà máy, có nhiều loại vật liệu được sử dụng là gỗ, gạch, bê tông, sắt,… Nhưng trong đó có hai loại vật liệu phổ biến nhất là bê tông cốt thép và khung thép tiền chế (khung thép có các cấu kiện được sản xuất tại nhà máy trước, sau đó gia công, kiểm duyệt rồi mới đem đến công trình để lắp ráp).

Bê tông cốt thép Khung thép tiền chế
Thiết kế Dễ thiết kế, cần thời gian để đúc khuôn trụ, dầm,… Dễ thiết kế, thời gian thi công nhanh vì chỉ cần lắp ráp.
Khả năng chịu lực Khả năng chịu lực tốt, nhưng phải được tiến hành tại công trường nên chất lượng và độ bền không được đảm bảo.

Kết cấu nhịp dầm thông thường khoảng 7m dài.

Khả năng chịu lực tốt, các cấu kiện được sản xuất trước, chỉ cần mang đến công trình để lắp ráp và xây dựng nên chất lượng được kiểm tra đảm bảo.

Khả năng vượt qua nhịp dầm cao, có thể từ 9 đến 13m.

Khả năng

tổng hợp vật liệu

Là vật liệu composite kết hợp từ bê tông, xi măng, cốt thép, gạch, đá, cát,… Khung thép tiền chế có thể dễ dàng kết hợp với nhiều vật liệu siêu nhẹ, thân thiện với môi trường.
Tính

tiện dụng

Khi cần nâng cấp cần phải đục, khoan,… Vấn đề nâng cấp dễ dàng. Trước hết kết cấu sẽ được sản xuất trước tại nhà máy, sau đó mang đến vị trí cần nâng cấp đã khoan sẵn lỗ để bắt bulong. Nên việc lắp đặt nhanh và tiện lợi.
Độ bền (tuổi thọ) Từ 40 đến 100 năm, còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, chất lượng lúc xây dựng thi công. Theo nghiên cứu các công trình trên thế giới thì khung thép tiền chế có độ bền cao nhờ tính chịu nhiệt, chống nóng tốt nên có thể đạt tuổi thọ trên 100 năm.

Đặt ảnh đại diện

So sánh một số tính chất của bê tông cốt thép và khung thép tiền chế

Do tính chất ưu việt của khung thép tiền chế đã kể trên. Nên so với các loại vật liệu khác, đa số các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn vật liệu xây dựng là thép tiền chế.

Vật liệu xây dựng - khung thép tiền chế

Vật liệu xây dựng – khung thép tiền chế

Theo mục đích

  • Nhà xưởng dùng sản xuất: Chỉ để chứa các nguyên vật liệu, máy móc và vật dụng khác nhằm chế tạo và bảo quản thành phẩm
  • Nhà xưởng kết hợp sản xuất và văn phòng: Việc kết hợp này mang lại nhiều lợi ích cho xí nghiệp. Nó giúp tăng tính linh hoạt trong giám sát, theo dõi xử lý công việc nhanh chóng và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Theo số tầng

  • Nhà xưởng một tầng: giúp doanh nghiệp dễ bố trí thiết bị, dây chuyền sản xuất dễ phân bố, không phải mang lên cao và tính toán trọng lượng để cân đối.
  • Nhà xưởng nhiều tầng: nhờ tính tiện lợi trong việc tiết kiệm không gian, phù hợp với các lĩnh vực sử dụng máy móc gọn, nhẹ như đo lường, in ấn… Do đó, đây là lựa chọn của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo nền đất

Dựa vào địa thế mà nhà máy được phân làm hai loại:

  • Nhà xưởng trên nền đất yếu, cần chi phí đầu tư tốn kém rất nhiều do phải thi công móng nền chắc chắn.
  • Nhà xưởng trên nền đất tự nhiên hoặc đất cứng sẽ có chi phí thấp hơn và tính an toàn cũng đảm bảo hơn.

Theo độ cao

Tùy theo đặc trưng sản xuất, kinh doanh cụ thể của các xí nghiệp mà chọn lựa độ cao phù hợp nên nhà xưởng cũng được phân thành các loại:

  • Nhà xưởng có độ cao cơ bản từ 6 đến 8m, tính từ mặt đất đến nóc gió.
  • Nhà xưởng có độ cao lớn hơn từ 8 đến 12m, tính từ mặt đất đến nóc gió.

Theo hệ thống ánh sáng

Hệ thống ánh sáng của nhà xưởng được lắp đặt theo những tiêu chuẩn riêng

Hệ thống ánh sáng của nhà xưởng được lắp đặt theo những tiêu chuẩn riêng

  • Nhà xưởng có hệ thống lấy ánh sáng mặt trời thông qua các cửa sổ thiết kế trên tường và mái nhà để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
  • Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng nhân tạo (đèn điện) cũng được nhiều công ty quan tâm. Thông thường, hệ thống này sử dụng khi nhà máy hoàn toàn không nhận được ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, đèn điện cũng cần được thiết kế và lắp đặt với các lĩnh vực sản xuất đòi hỏi ánh sáng phân bố đều ở mọi khâu chế tạo. Tuy nhiên cần lưu ý, các doanh nghiệp nên lựa chọn loại đèn điện có thể phát ra ánh sáng gần giống với ánh sáng mặt trời. Việc lựa chọn như vậy nhằm phản ánh trung thực màu sắc của vật liệu, bảo vệ mắt và tâm sinh lý cho công nhân.
  • Nhà xưởng có hệ thống ánh sáng hỗn hợp là loại hình được quan tâm nhiều nhất. Hệ thống này là sự kết hợp giữa việc sử dụng thiết kế lấy ánh sáng tự nhiên và hệ thống ánh sáng nhân tạo.

Theo kết cấu mái

  • Mái kết cấu phẳng sử dụng dầm, giàn, khung liền khối. Kết cấu này sẽ chịu lực, phía trên đặt các giá đỡ và mái lợp.
  • Kết cấu không gian – mái vòm sẽ cong 1 chiều, 2 chiều, giàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su bơm hơi. Kết cấu này chịu lực theo nhiều chiều.

Dàn không gian với khung thép tiền chế cho nhà máy

Dàn không gian với khung thép tiền chế cho nhà máy

Theo yêu cầu

  • Nhà xưởng cho thuê: một số nhà đầu tư sẽ tiến hành cho xây dựng sẵn, và cho các công ty, xí nghiệp có nhu cầu thuê lại. Mô hình này phát triển trong nhiều năm gần đây, nó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm chi phí, thời gian xây dựng.
  • Nhà xưởng tự xây dựng: các công ty kinh doanh thực phẩm đông lạnh hoặc các lĩnh vực đặc thù khác sẽ cần tự thiết kế và thi công để phù hợp với quá trình tạo ra thành phẩm. Tuy rằng nó sẽ tốn kém nhưng tiến độ sản xuất sẽ ổn định, phát triển nhanh chóng về sau.

Dịch vụ xây dựng nhà xưởng có gì?

Xây dựng nhà xưởng luôn là vấn đề phức tạp đối với doanh nghiệp khi muốn đầu tư mở rộng sản xuất. Các thủ tục, sơ đồ bố trí, giá thành vật tư, thời gian, tiến độ thi công,… luôn là câu hỏi đối với nhà đầu tư. Dưới đây là quy trình cơ bản nhất của một dịch vụ xây nhà xưởng:

  • Thiết kế nhà xưởng gồm lập kế hoạch và thiết kế bản vẽ.
  • Lên nội dung chi tiết cho từng công đoạn thi công
  • Thi công xây dựng nhà xưởng trên công trường với các bước:
  • Xây dựng nền móng.
  • Tiến hành chế tạo thép tại nhà máy.
  • Thi công lắp ráp kết cấu và mái che.
  • Hoàn thiện và lắp đặt điện, các thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Có thể thấy, việc xây dựng nhà máy sản xuất không hề đơn giản. Vì vậy, nhà đầu tư nên lựa chọn các dịch vụ tư vấn và xây dựng nhà xưởng trọn gói tại các công ty xây dựng uy tín. Điều đó sẽ góp phần tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo về mặt chất lượng cho công trình. Gọi cho chúng tôi qua Hotline 0909 619 668 để đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của LE VAN GROUP có thể tư vấn cho bạn một cách chi tiết nhất!

Đánh giá bài viết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nguyên tắc & những lưu ý mà bạn nên biết khi thiết kế giếng trời
Nguyên tắc & những lưu ý mà bạn nên biết khi thiết kế giếng trời

Bạn có đang tìm hiểu cách thiết kế giếng trời trong nhà vừa thẩm mỹ lại đảm bảo an toàn...

Xem chi tiết
30+ Mẫu thiết kế giếng trời cho nhà phố HOT nhất năm 2024
30+ Mẫu thiết kế giếng trời cho nhà phố HOT nhất năm 2024

Thiết kế giếng trời cho nhà phố là một chủ đề đang rất được nhiều gia đình trong các khu...

Xem chi tiết
So sánh bảng chi phí đổ bê tông tươi và bê tông trộn thủ công
So sánh bảng chi phí đổ bê tông tươi và bê tông trộn thủ công

Bê tông tươi có nhiều ưu điểm, tiện ích lý tưởng so với bê tông trộn thủ công. Tuy nhiên,...

Xem chi tiết

2537 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất