GIÁ THÔ 3.TRIỆU Đ/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4,5 ĐẾN 6,5 TRIỆU Đ/M2

Tất tần tật về xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật

Xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật là xu hướng đang được nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ và công năng sử dụng cao. Nếu có ý định xây dựng nhà cấp 4 thì gia chủ có thể cân nhắc ứng dụng phong cách Nhật thay vì những mẫu truyền thống. Sau đây, LE VAN GROUP sẽ chia sẻ đến bạn một số vấn đề xoay quanh nhà cấp 4 kiểu Nhật.

Nhà cấp 4 kiểu Nhật độc đáo và đẹp mắt

Nhà cấp 4 kiểu Nhật độc đáo và đẹp mắt

Điểm khác biệt trong thiết kế nhà cấp 4 kiểu Nhật

Nhà cấp 4 kiểu Nhật không chỉ nổi bật ở vẻ bề ngoài mà còn là những tiện ích và không gian bên trong. Trong đó, những đường nét đều hướng đến sự đơn giản và tối ưu hóa công năng sử dụng. Một số đặc điểm khác biệt trong phong cách xây dựng nhà cấp 4 này có thể kể đến như sau.

Ưu tiên sử dụng đồ gỗ

Người Nhật cực kỳ ưa thích sử dụng đồ gỗ trong xây dựng. Những căn nhà Nhật truyền thống thường được ứng dụng khá nhiều vật liệu được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc ván gỗ công nghiệp.

Đồ gỗ là linh hồn trong phong cách xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật

Vì thế, những căn nhà cấp 4 kiểu Nhật cũng thường được đề xuất sử dụng gỗ trong khâu thiết kế và xây dựng. Trong đó, gia chủ có thể ứng dụng chất liệu này vào sàn nhà, tay nắm cầu thang, ban công, lan can,… và nội thất, ngoại thất.

Đơn giản hóa chi tiết trang trí

Điểm khác biệt lớn tiếp theo trong phong cách xây nhà Nhật Bản đó chính là việc đơn giản bớt những chi tiết trang trí. Trong thực tế, những căn nhà Nhật Bản thường không có quá nhiều màu sắc sặc sỡ hoặc sử dụng đồ dùng trang trí không mang đến công năng sử dụng.

Những ô cửa tròn

Những ô cửa tròn được sử dụng để tạo nên sự mềm mại và uyển chuyển cho căn nhà. Đây chính là một nét đặc trưng giúp phong cách xây dựng nhà Nhật Bản tạo nên sự khác biệt. Bạn có thể sử dụng ô cửa sổ tròn hoặc cửa tròn phân cách những gian phòng với nhau.

Cửa sổ tròn kiểu Nhật lấy sáng

Cửa trượt Shoji

Bên cạnh những ô cửa sổ tròn mềm mại, cửa trượt Shoji cũng là một nét đặc trưng trong mỗi ngôi nhà Nhật Bản. Loại cửa này thường được làm bằng gỗ tự nhiên, giấy mờ (vinyl), thanh trượt và chốt khóa. Về công năng, cửa Shoji có thể sử dụng để ngăn cách không gian chức năng và điều chỉnh ảnh sáng tự nhiên.


Cửa trượt Shoji ngăn cách không gian uống trà

Mái hiên rộng lớn

Phong cách nhà Nhật thường được xây dựng tối giản và đề cao khả năng vận dụng không gian. Trong đó, một phần không gian được tối ưu sẽ dành cho mái hiên và tiền sảnh.

Phần hiên rộng lớn của nhà Nhật

Người Nhật thường thích một mái hiên rộng lớn trong căn nhà của họ. Họ thường ưu tiên một phần diện tích lớn để xây dựng mái hiên và tận hưởng nó như một không gian thư giãn. Khi thiết kế nhà cấp 4 kiểu Nhật tại Việt Nam, phần mái hiên cũng sẽ có công dụng tốt để che mưa và che nắng cho những không gian bên trong căn nhà.

Tiền sảnh

Tiền sảnh đón khách trong phong cách xây nhà Nhật Bản còn được gọi là Genkan. Đây là khoảng không gian ở ngay phía sau lối vào của ngôi nhà, thường là phía sau cửa chính. Trong ý nghĩa, Genkan sẽ có một số quy tắc như sau:

  • Kệ giày dép: Kệ để giày dép là một phần không thể thiếu của Genkan. Ngay sau khi vào nhà, tất cả thành viên và khách sẽ thay đổi giày dép đi bên ngoài thành giày dép sử dụng riêng trong nhà.
  • Tiền sảnh thấp hơn sàn nhà: Sau khi bước vào nhà từ cửa chính, phần sàn nhà bên trong sẽ được xây dựng cao hơn 1 bậc so với tiền sảnh. Ý nghĩa trong việc này đó là sau khi thay giày dép, toàn bộ bụi bẩn sẽ theo đó mà để lại bên ngoài.
  • Kín đáo: Ở khu vực thay giày dép, góc nhìn sẽ bị che khuất bởi một bức tường hoặc một vật trang trí nào đó. Những người lạ như nhân viên giao hàng, tiếp thị hay đưa thư sẽ không thể nhìn sâu vào bên trong ngôi nhà. Đây là cách mà người Nhật tạo nên sự kín đáo và an toàn cho gia đình.

Mẫu tiền sảnh đẹp và không chiếm quá nhiều không gian xây dựng

Hệ thống đường điện

Khi xây dựng nhà ở, hệ thống đường điện thường sẽ được đi âm tường và che giấu toàn bộ. Đặc biệt trong phong cách nhà Nhật, những vật dụng không cần thiết xuất hiện sẽ được gia chủ tìm cách ẩn đi.

Một số phần chính của nhà cấp 4 kiểu Nhật

Trong phong cách thiết kế nhà cấp 4 kiểu Nhật, điểm khác biệt sẽ đến từ 3 phần chính đó là nội thất, sân vườn ngoại thất và các gian phòng chức năng.

Nội thất

Nội thất kiểu Nhật là một trong những thành phần quan trọng và mang đến cái “hồn” Nhật trong căn nhà. Gia chủ có thể tham khảo một số loại nội thất thể hiện phong cách Nhật như sau:

Ghế bệt kiểu Nhật

Bộ bàn ghế dùng để uống trà và tiếp khách

Tủ gỗ với các ô phân chia đều nhau

Bồn tắm gỗ

Sân vườn và ngoại thất

Sân vườn là một phần không thể thiếu trong phong cách thiết kế nhà cấp 4 kiểu Nhật. Vườn kiểu Nhật có thể là vườn đá hoặc vườn cây, gia chủ có thể trải sỏi trên mặt sân vườn, bố trí thạch đăng lung và trồng một số loại cây đặc trưng như trúc, bonsai hay tùng la hán.
Bạn có thể bố trí một hòn non bộ để nuôi cá cảnh. Người Nhật thích việc chăm sóc cây cảnh và nuôi cá hơn là tích hợp những chức năng như hồ bơi hay sân thể thao. Bên cạnh đó, việc xây dựng hòn non bộ bên trong sân vườn sẽ chiếm ít diện tích hơn và việc bảo trì cũng sẽ đơn giản hơn.

Các gian chức năng

Phong cách xây dựng nhà kiểu Nhật thường phân định rõ các gian phòng chức năng với nhau. Gia chủ có thể bố trí những gian phòng chức năng như:

  • Gian uống trà: Nếu là một người đam mê trà đạo, một gian phòng uống trà sẽ là tương đối cần thiết. Ngoài thời gian uống trà, gia chủ có thể sử dụng gian phòng này như một nơi để tiếp khách với không gian sang ấm cúng.

  • Gian thiền, yoga: Không gian thiền tại nhà là một nơi đề cao sự yên tĩnh và thanh tịnh. Vì thế, gia chủ có thể đặt ở những góc ít người qua lại và tránh xa với mặt tiền đường.
  • Gian thờ: Thờ phượng là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Á Đông. Gia chủ có thể dành riêng một căn phòng để đặt bàn thờ và những vật dụng chức năng. Tuy nhiên, nếu diện tích không cho phép thì bạn cũng có thể tích hợp không gian này vào phòng khách hay những gian uống trà, thiền.

Lựa chọn vật liệu khi xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật

Về vật liệu xây dựng, gia chủ có thể sử dụng bê tông khí chưng áp chống nóng trong phần lớn căn hộ. Đây là loại bê tông siêu nhẹ, siêu bền với khả năng cách nhiệt, chống cháy và cách âm tốt. Tuy nhiên, giá thành của bê tông khí chưng áp chống nóng sẽ có phần cao hơn một số loại bê tông thông thường trên thị trường.

 

Ở phần sàn và trần nhà, gỗ sồi là vật liệu tốt và phù hợp nhất mà gia chủ có thể sử dụng. Đây là lựa chọn mang đến tính thẩm mỹ cao, sang trọng và bền bỉ theo thời gian. Cũng giống như bê tông khí chưng áp, giá của gỗ sồi sẽ tương đối cao so với những loại vật liệu để xây dựng một căn nhà cấp 4.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí, gia chủ có thể sử dụng những loại vật liệu giả gỗ để thay thế. Ở phần sàn, những loại gạch giả gỗ (gạch vân gỗ) sẽ là sự lựa chọn có mức giá rẻ hơn. Đối với phần trần, bạn có thể thực hiện sơn giả gỗ để mang đến tính thẩm mỹ cao hơn.

Xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật tại Bình Phước

Phong cách xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật là khá phù hợp với điều kiện tại Bình Phước. Đây là tỉnh thành có diện tích rộng, đất đồi núi nhiều và cảnh quan cây xanh tươi tốt quanh năm. Trong phong cách xây nhà kiểu Nhật, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh môi trường mà gia chủ có thể tùy chỉnh thiết kế căn nhà sao cho phù hợp và hòa mình vào thiên nhiên nhất có thể.
Bên cạnh đó, việc sở hữu một mảnh đất rộng tại Bình Phước là tương đối dễ hơn khi so với thành phố Hồ Chí Minh hay những tỉnh thành lân cận như Bình Dương và Đà Lạt. Đây chính là tiền đề đầu tiên để gia chủ có thể bố trí sân vườn và những gian phòng chức năng vào căn nhà của mình, từ đó giúp làm nổi bật lên phong cách Nhật với sự khác biệt và tinh tế.

Những mẫu nhà cấp 4 kiểu Nhật phổ biến

Sau đây, LE VAN GROUP sẽ mang đến bạn một vài mẫu xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật phổ biến hiện nay.

Nhà cấp 4 kiểu Nhật sân vườn rộng

Nếu sở hữu một phần diện tích đất đủ lớn, gia chủ có thể xây dựng một phần sân vườn rộng với nhiều loại cây cảnh và hồ nuôi cá. Trong thực tế, chi phí để xây dựng một phần sân vườn đầy đủ theo kiểu Nhật cũng là không quá cao. Sau đây là một số mẫu phổ biến:

Sân vườn rộng là không gian thư giãn và nghỉ dưỡng tốt

Không gian đi lại và chăm sóc cây cảnh

Gia chủ không cần một diện tích quá rộng để làm sân vườn

Nhà gỗ cấp 4

Sử dụng vật liệu gỗ cho tường, trần, ngôi nhà mang cảm giác xưa cũ. Chất liệu gỗ nên sử dụng loại gỗ sồi hoặc gỗ ở địa phương để tăng tuổi thọ, kết hợp với mái hiên rộng giúp tránh ánh nắng trực tiếp và mưa hắt vào phần tường gỗ.

Nhà cấp 4 kiểu Nhật mái chữ A

Nhà cấp 4 kiểu Nhật mái chữ A là sự kết hợp giữa phong cách Nhật Bản và phong cách mái chữ A đẹp mắt. Một số mẫu nhà cấp 4 kiểu Nhật mái chữ đang được ưa chuộng hiện nay:

Mẫu nhà mái chữ A của một gia đình tại Nhật Bản

Mẫu nhà cấp 4 phong cách Nhật với mái chữ A đẹp mắt

Nhà cấp 4 kiểu Nhật có gác mái

Gác mái là tầng không gian bên dưới trần nhà và thường được bỏ trống. Tuy nhiên, gia chủ có thể vận dụng tầng gác mái để cải tạo thành một phòng ngủ, phòng đọc sách hoặc một gian phòng chức năng bất kỳ.

Phần không gian gác mái rộng rãi và thoáng mát

Cải tạo gác mái để làm phòng ngủ

Trên đây là những chia sẻ của LE VAN GROUP về xây dựng nhà cấp 4 kiểu Nhật. Hy vọng bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về phong cách xây dựng đẹp mắt và độc đáo này. Chúc bạn sớm hoàn thiện căn nhà mơ ước của mình một cách hoàn hảo nhất.

 

5/5 - (3 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cẩm nang thiết kế nội thất chi tiết từ A đến Z
Cẩm nang thiết kế nội thất chi tiết từ A đến Z

Bạn muốn tạo không gian sống đẹp, tiện nghi và độc đáo? Bạn băn khoăn không biết cách phối màu,...

Xem chi tiết
9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh
9 mẹo thiết kế nhà phố gần gũi thiên nhiên, có nhiều cây xanh

Tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Bình Dương, nhu cầu sở hữu một không gian sống...

Xem chi tiết
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích
10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu diện tích

LE VAN GROUP chia sẻ 10 cách tận dụng gầm cầu thang trống để tối ưu hóa diện tích. Xây...

Xem chi tiết

3925 lượt sử dụng

  • Giúp bạn ước lượng được chi phí dự trù
  • Những phần công năng không có vui lòng để trống
  • Lưu ý: Nhập diện tích dự định xây dựng (chiều dài, chiều rộng) không phải diện tích đất